Món thịt luộc luôn là lựa chọn hàng đầu trong bữa cơm gia đình hay trên bàn nhậu. Thịt dùng để chế biến thường là thịt lợn, gà, hoặc vịt. Đôi khi người ta cũng sử dụng thịt bò, nhưng thường rất ít.

Khi luộc thịt lợn, gà, vịt, bạn cần sử dụng các phương pháp khác nhau để đảm bảo thịt giữ được độ tươi, không có mùi hôi, mềm và không bị dai.

Cách luộc thịt lợn ngon

Thịt lợn là loại thịt được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, một số người nấu thịt lợn không kỹ nên có thể bị hôi, có mùi lông lợn.

– Đầu tiên, cần chọn thịt heo tươi ngon bằng cách quan sát màu của thịt phải là màu đỏ hồng tươi, không cò mùi hôi lạ. Và để luộc được ngon nên chọn thịt ba chỉ hay phần thịt bắp chân heo, vì những phần này vừa có thịt vừa có mỡ khi luộc sẽ mềm ngon hơn nhiều.

– Rửa sạch thịt, nhớ cạo sạch lông heo còn xót trên da, để đảm bảo bạn nên dùng nhíp để nhổ những cọng cứng khó cạo. Sau đó, chần sơ thịt qua nước sôi rồi rửa lại với nước một lần nữa. Làm như vậy để chất bẩn trong thịt được trôi ra hết và giúp thịt ngon hơn.

– Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ nội trợ, nên luộc thịt 2 lần. Lần 1 chỉ luộc sơ, cho vào nồi vài lát gừng, 1 muỗng cà phê giấm và 1/2 muỗng cà phê muối rồi luộc sơ thịt khoảng 3 phút thì vớt ra, xả sơ qua nước lạnh. Với lần luộc 1 này giúp cho thịt giảm độ hôi và trắng hơn sau khi chín.

– Lần luộc thức 2, bạn cho thịt vào nồi trước rồi mới chế ngập nước, đập dập vài củ hành bỏ vào. Hành có tác dụng khử đi phần mùi hôi còn xót lại của thịt. Luộc thịt khoảng 5 đến 10 phút và kiểm tra xem thịt đã chín chưa bằng cách dùng 1 đôi đũa đâm xuyên qua, nếu đũa đâm qua dễ dàng nghĩa là thịt đã chín, còn không thì nên để thêm ít phút nữa. Khi thịt chín, thêm một muỗng cà phê rượu trắng vào vừa để tăng hương vị vừa giúp ăn ngon miệng hơn. Trong suốt quá trình luộc thịt nhớ chú ý hớt bọt nhé, việc này góp phần giúp thịt giảm mùi hôi đấy.

Xem ngay:  Những nhóm người có nguy cơ gặp biến chứng về tim mạch vào mùa lạnh

Đọc thêm:

https://amthucthiennhien.com/nhung-loai-thuc-pham-co-loi-va-nhung-loai-co-hai-cho-rang/

2. Cách luộc thịt gà dai ngon

Món thịt luộc thứ hai không thể thiếu trong các ngày lễ quan trọng của người Việt chính là thịt gà luộc. Để luộc được gà ngon, da giòn và có màu vàng đẹp mắt không phải là điều dễ đối với những ai không biết được bí quyết luộc và thực ra nó cực kì đơn giản luôn đó.

– Lựa được thịt gà ngon mới có thể làm nên món gà luộc hấp dẫn. Nếu bạn mua gà còn sống thì lựa con khỏe, lông áp sát vào người, màu lông sáng, đẹp, tốt nhất nên mua gà thả vườn sẽ ngon hơn. Còn mua gà làm sẵn nên chọn con có màu da vàng tự nhiên, mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, không có nhiều mỡ, đồng thời có phao câu nhỏ và không có mùi hôi lạ.

– Với gà sống cần nhổ sạch hết lông, lấy hết tiết gà và ruột bên trong ra, sau đó sát muối khắp thân gà từ trong ra ngoài, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước. Dùng thịt gà làm sẵn thì cũng làm tương tự như vậy.

– Chuẩn bị nồi nước có vài miếng gừng đập dập, 3 cọng hành lá, 1/2 muỗng cà phê muối và cho gà vào ngay khi nước còn lạnh rồi mới bắt lên luộc để gà chín đều từ ngoài vào trong. Chứ không nên cho gà vào khi nước đã gần sôi, gà sẽ không chín đều và da còn bị nứt. Khi cho gà vào nên đặt phần bụng xuống dưới đáy nồi, chọn nồi có kích thước vừa đủ 1 con gà và nước vừa đủ ngập gà là được.

– Trong khi luộc, lúc nước sôi nên hạ lửa nhỏ bớt, vì nếu để lửa lớn sẽ khiến cho phần thịt đùi gà co rút lại không ngon và cách này cũng giúp da gà có màu vàng đẹp mắt, óng ả. Sau khi gà sôi khoảng 5 phút thì hạ lửa xuống mức thấp nhất và để như vậy thêm 5 phút thì tắt bếp. Đậy nắp nồi, giữ nguyên trong 20 phút rồi mới lấy gà ra. Dùng đũa xuyên qua gà kiểm tra xem đã chín chưa, nếu thấy có nước chảy ra không phải màu hồng là thịt đã chín.

– Thời gian cần thiết để gà có được màu da đẹp, ngon là khoảng từ 40 đến 50 phút luộc. Ngay khi vớt gà ra, lập tức cho vào tô nước lọc có chút ít đá rồi lấy ra liền, như vậy gà vẫn giữ được màu đẹp và da còn giòn giòn, ăn không bị ngán.


>>> Chi tiết tại:

https://amthucthiennhien.com/bi-quyet-luoc-cac-loai-thit-thom-ngon/